thuongthien93113
10-03-2020, 08:07 AM
Qua 3 năm, tỉnh Trà Vinh đưa mô hình nuôi tôm thẻ, tôm sú siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại kết quả vượt ngoài mong đợi. Vì thế, tỉnh xác định để đưa nghề nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng giải pháp không gì hơn là tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao theo qui hoạch.
Hoạch định để phát triển.
Với điều kiện của một tỉnh ven biển, Trà Vinh được nhiều nhà khoa học, chuyên môn đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm nước mặn và nước lợ, với diện tích lên đến 95.000 ha.
Tính đến nay, tổng diện tích nuôi tôm vùng nước mặn và lợ của tỉnh khoảng hơn 24.000 ha; trong đó, có 7.000 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Sản lượng tôm nuôi mỗi năm đạt bình quân khoảng 35.000 tấn.
Tuy sản lượng đạt khá, nhưng mức thu nhập bình quân 1 ha đất nuôi tôm của tỉnh hiện nay chỉ mới đạt từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Nguyên nhân, phần lớn diện tích nuôi tôm trong tỉnh áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, qui mô nhỏ, thiếu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên dễ bị rủi ro trước diễn biến bất lợi về thời tiết, môi trường nước.
Chính vì vậy, tỉnh Trà Vinh đã hoạch định chương trình tái cơ cấu ngành thủy sản với mục tiêu đưa lĩnh vực nuôi tôm nước mặn và lợ trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà.
Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2020, Trà Vinh phấn đấu đạt giá trị sản xuất tôm trên 8.700 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 10.600 tỷ đồng. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ và mặn của toàn tỉnh đạt hơn 27.000 ha, tổng sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 87.000 tấn; trong đó, sản lượng tôm sú gần 18.650 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 51.990 tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 5,34%/năm.
Để đạt mục tiêu đề ra, Trà Vinh định hướng phát triển nuôi tôm nước mặn và lợ dựa trên khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu - xâm nhập mặn và lợi thế kinh nghiệm của người dân, chú trọng phát triển theo chiều sâu, gắn với việc quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác, tỉnh sẽ giảm dần phương thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh để thay vào đó là mô hình nuôi tôm công nghệ cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Theo đó, tỉnh sẽ huy động khoảng hơn 5.000 tỷ đồng ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật về thủy lợi, điện sản xuất, quan trắc môi trường cho vùng quy hoạch nuôi tôm công nghệ cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm nhận định, thị trường tiêu thụ, nhu cầu xuất khẩu tôm nuôi rất cao và ổn định nên người nuôi không phải e ngại về vấn đề đầu ra. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương hỗ trợ hộ dân nuôi tôm về cơ sở hạ tầng, chính sách, hướng dẫn quy trình nuôi đảm bảo kỹ thuật.
Ngành nông nghiệp tỉnh khảo sát và lập kế hoạch quy hoạch vùng nuôi đảm bảo hiệu quả và theo dõi sát tình hình nuôi tôm để hỗ trợ nông dân.
Cùng với đó, UBND tỉnh Trà Vinh sẽ ưu tiên đầu tư cho 3 nhóm dự án phát triển nhằm thực hiện 25 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, giao thông, điện sản xuất cho nghề nuôi tôm nước lợ và mặn với vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng; đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực quản lý và hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp nuôi và chế chế biến tôm, vốn thực hiện 105 tỷ đồng; ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư cho 5 dự án sản xuất và chế biến, vốn đầu tư khoảng 1.650 tỷ đồng.
Các địa phương trong tỉnh cần tăng cường công tác vận động khuyến khích các hộ dân nuôi tôm nhỏ lẻ tham gia thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao để huy động về quỹ đất, nguồn vốn sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu quan trọng để phát triển nghề nuôi tôm của tỉnh trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững.
Hoạch định để phát triển.
Với điều kiện của một tỉnh ven biển, Trà Vinh được nhiều nhà khoa học, chuyên môn đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm nước mặn và nước lợ, với diện tích lên đến 95.000 ha.
Tính đến nay, tổng diện tích nuôi tôm vùng nước mặn và lợ của tỉnh khoảng hơn 24.000 ha; trong đó, có 7.000 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Sản lượng tôm nuôi mỗi năm đạt bình quân khoảng 35.000 tấn.
Tuy sản lượng đạt khá, nhưng mức thu nhập bình quân 1 ha đất nuôi tôm của tỉnh hiện nay chỉ mới đạt từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Nguyên nhân, phần lớn diện tích nuôi tôm trong tỉnh áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, qui mô nhỏ, thiếu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên dễ bị rủi ro trước diễn biến bất lợi về thời tiết, môi trường nước.
Chính vì vậy, tỉnh Trà Vinh đã hoạch định chương trình tái cơ cấu ngành thủy sản với mục tiêu đưa lĩnh vực nuôi tôm nước mặn và lợ trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà.
Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2020, Trà Vinh phấn đấu đạt giá trị sản xuất tôm trên 8.700 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 10.600 tỷ đồng. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ và mặn của toàn tỉnh đạt hơn 27.000 ha, tổng sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 87.000 tấn; trong đó, sản lượng tôm sú gần 18.650 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 51.990 tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 5,34%/năm.
Để đạt mục tiêu đề ra, Trà Vinh định hướng phát triển nuôi tôm nước mặn và lợ dựa trên khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu - xâm nhập mặn và lợi thế kinh nghiệm của người dân, chú trọng phát triển theo chiều sâu, gắn với việc quản lý chặt chẽ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác, tỉnh sẽ giảm dần phương thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh để thay vào đó là mô hình nuôi tôm công nghệ cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Theo đó, tỉnh sẽ huy động khoảng hơn 5.000 tỷ đồng ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật về thủy lợi, điện sản xuất, quan trắc môi trường cho vùng quy hoạch nuôi tôm công nghệ cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm nhận định, thị trường tiêu thụ, nhu cầu xuất khẩu tôm nuôi rất cao và ổn định nên người nuôi không phải e ngại về vấn đề đầu ra. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương hỗ trợ hộ dân nuôi tôm về cơ sở hạ tầng, chính sách, hướng dẫn quy trình nuôi đảm bảo kỹ thuật.
Ngành nông nghiệp tỉnh khảo sát và lập kế hoạch quy hoạch vùng nuôi đảm bảo hiệu quả và theo dõi sát tình hình nuôi tôm để hỗ trợ nông dân.
Cùng với đó, UBND tỉnh Trà Vinh sẽ ưu tiên đầu tư cho 3 nhóm dự án phát triển nhằm thực hiện 25 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, giao thông, điện sản xuất cho nghề nuôi tôm nước lợ và mặn với vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng; đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực quản lý và hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp nuôi và chế chế biến tôm, vốn thực hiện 105 tỷ đồng; ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư cho 5 dự án sản xuất và chế biến, vốn đầu tư khoảng 1.650 tỷ đồng.
Các địa phương trong tỉnh cần tăng cường công tác vận động khuyến khích các hộ dân nuôi tôm nhỏ lẻ tham gia thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao để huy động về quỹ đất, nguồn vốn sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu quan trọng để phát triển nghề nuôi tôm của tỉnh trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững.