View Full Version : thanh niên phật tử
tcknhi
12-11-2012, 07:44 AM
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Ngưỡng bái bạch trên chư tôn thiện đức,
Kính thưa quý Phật tử
Trước hết, Ban biên tập, quản trị website phat tu online (http://phattuonline.com/)[/b] gửi đến quý vị lời cầu chúc an lành và lời chào trân trọng nhất.
Thưa quý vị,
Đồng hành cùng những trang website truyền thông thông tin và hình ảnh của tôn giáo Phật giáo trong và ngoài nước, bằng ứng dụng hữu ích của internet và thiện chí của nhóm Phật tử thiện tâm, trang nhà phat tu online (http://www.phattuonline.com/) hy vọng chuyển tải thông điệp về văn hóa tôn giáo Phật giáo, về các hoạt động Phật sự, sinh hoạt của Phật tử với các mục đích cao đẹp sau:
- Cập nhật thông tin về hoạt động và kiến thức tôn giáo Phật giáo kịp thời
- Truyền tải thông tin hoạt động sinh hoạt các đạo tràng Phật tử (http://phattuonline.com/)
- Nâng cao tình đoàn kết, sống theo tinh thần lục hòa giữa các đạo hữu Phật tử
- Nhân rộng và phát triển văn hoá Phật giáo.
- Đặc biệt góp phần quảng bá các thương hiệu Doanh Nghiệp Phật Tử
Đảm bảo tính thuần phong mỹ tục về nội dung thông tin và hình ảnh
Trang nhà của Phật Tử Online (http://phattuonline.com/) thành tâm kêu gọi sự chỉ giáo của Chư tôn thiện đức Tăng Ni, sự cộng tác của quý Phật tử, thiện hữu tri thức, các mạnh thường quân trong và ngoài nước quan tâm văn hoá Phật giáo.
Đồng thời xin được quyền không đăng tải các tin tức, bài viết có nội dung không phù hợp với chủ trương trên. Khi trích đăng các nội dung của trang nhà Phật tử Online xin hoan hỷ ghi rõ xuất xứ.
Các bài viết hoan hỷ gửi về địa chỉ email: docgia@phattuonline.com
Chân thành tri ân
Chào tinh tấn
tcknhi
13-11-2012, 07:40 AM
Thanh niên phật tử (http://phattuonline.com) ra sức phẩn đấu để trở thành công dân có ích cho xã hội
tcknhi
13-11-2012, 07:42 AM
- Vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, người dân và phật tử (http://phattuonline.com/) tại Việt Nam lại lên chùa (http://phattuonline.com/) dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất... Về tại tư gia, các gia đình cũng thắp hương tưởng nhớ đến người thân và mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images969721_IMG_8658.JPG
Lễ Vu lan, các gia đình ngoài việc chùa làm lễ Vu Lan
Trong dịp lễ Vu Lan, người dân nói chung và bà con Phật tử ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng… còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).
Khóa lễ xá tội vong nhân nhằm giúp những người đã mất được tha thứ mọi lỗi lầm. Đây cũng là dịp để cho những vong hồn có tội ăn năn, sám hối. Ngày này dân gian còn gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn.
Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được thực hiện trong cùng ngày rằm tháng bảy. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
Để người dân thực hiện việc cúng lễ rằm tháng bảy thế nào đúng đắn nhất, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người.
Trong ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.
Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.”
http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images969741_oanhntk20121410370586_0.jpg
Trong dịp này, bà con Phật tử còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát
Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.
Cúng Phật
Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Cúng thần linh, gia tiên
Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc "ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy", "mở cửa ngục xá tội vong nhân". Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .... (Nhâm Thìn)
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Văn khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng bảy năm .... (Nhâm Thìn - 2012)
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images969742_IMG_8650.JPG
Rằm tháng Bảy âm lịch là dịp để những người con nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất...
Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh - theo phật giáo (http://phattuonline.com/) miền Bắc) tại nhà:
Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
Sắm lễ:
- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng Nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.
Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:....................................
Vợ/Chồng:...............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cúng phóng sinh
Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử (http://phattuonline.com/) , không bắt buộc.
Văn khấn cúng phóng sinh
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
các ngươi trước lòng trần tục lắm
nên đời nay chìm đắm sông mê
tối tăm chẳng biết làm lành
gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
do vì đời trước ác tâm
nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
do vì ghen ghét, tham sân
do vì lợi dưỡng hại người làm vui
do vì gây oán chuốc thù
do vì hại vật, hại sanh thỏa lòng
do vì chia cách, giam cầm
do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
cầu xin Phật lực từ bi
lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
nay nhờ Tăng chúng hộ trì
kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
hoặc sanh lên các cõi trời
hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
hoặc sanh lên được làm người
biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…
Chúng sanh quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng…
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần) .
Bài viết sử dụng một số thông tin từ các trang tin của Phật giáo
Minh Thiện
Nguồn: bee.net.vn
tcknhi
13-11-2012, 07:44 AM
(Kienthuc.net.vn) - Một người khi phát nguyện quy y làm đệ tử nhà Phật thường được quý thầy dạy không quy y thần, quỷ, vật… Tuy nhiên khá nhiều người vẫn còn thờ các vị thần Địa, Tài… trong gia đình để cầu mong may mắn, tiền tài… Điều này quả là trái với quy định của nhà Phật
Tại sao lại thờ ông Địa, thần Tài?
Tục thờ ông Địa và thần Tài có từ thời xa xưa. Đối với ông Địa, dân gian còn gọi là Thổ công. Đây là vị thần coi sóc một mảnh đất, một khu vực cụ thể nào đó. Còn ở mỗi gia cư, Thổ công là vị thần trông coi gia đình, dự định họa phúc.
http://kienthuc.net.vn/dataimages/201210/original/images1022103_Khong_nen_181020122.jpg
Đệ tử nhà Phật có nên thờ ông Địa, Thần Tài?
Hình tượng của ông Địa được người dân thể hiện là một ông già to béo, bụng phệ, vẻ mặt hiền lành, miệng cười thoải mái. Có lúc, tượng Thổ địa được thể hiện dưới hình thức là một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước.
Còn thần Tài, theo quan niệm của số đông dân gian là vị thần mang tài lộc đến cho gia đình, cho nên rất được nhiều người tin thờ.
Dù ở phố chợ đông vui hay ở thôn làng hẻo lánh đều có bàn thờ Thần Tài. Chính vì điều này nên đa số những người làm nghề buôn bán nhỏ, các nhà doanh nghiệp… thì sự tôn sùng vị thần ấy dường như là một thói quen trong tập quán của nhiều người.
Không chỉ có thế, nhiều người dù đã quy y làm phật tử (http://phattuonline.com/) nhưng vẫn thờ hai vị thần này ở trong gia đình của mình.
Nhà Phật không khuyến khích thờ
Nói về việc có nên thờ ông Địa, thần Tài, thầy Thích Nhuận Nguyên (TP HCM) cho rằng: “Trong kinh điển của đức Phật để lại tôi chưa hề thấy nhắc đến danh xưng của các vị thần này. Nhưng ngoài chư Phật, Bồ tát, trong giáo lý Phật đà cũng có nhắc đến các vị chư Thiên, La - sát, các vị Thần khác với những nhiệm vụ khác nhau.
Có vị ủng hộ thọ mạng của con người, có vị chăm nom tài sản, con cái, nhà cửa, đường sá, có vị góp phần hưng long Chánh pháp, làm cho Phật pháp được trường tồn… Điều này được ghi rõ trong kinh điển Đại thừa.
Vì thế, đối với các vị thần có tên ông Địa hay thần Tài có thể là những vị thiện thần có năng lực trợ giúp cho cuộc sống của con người.
Còn về vấn đề có nên thờ ông Địa, thần Tài hay không? Thì thầy Nhuận Nguyên cho rằng: Lúc làm lễ quy y các vị đã có lời nguyện đầu tiên đó là quy y Phật. Quy y Phật, thì người Phật tử nguyện suốt đời chỉ quy y Phật thôi, tuyệt đối, không được quy y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Đó là lời phát nguyện của Phật tử nói trước Tam Bảo. Nếu đã vậy thì sao còn thờ.
Còn thầy Thích Phước Thái thì lại cho rằng: Có những người sau khi quy y rồi, có lẽ là vì lu bu bận rộn lo tính toán với nhiều công việc làm ăn, nên quên những gì mà đã phát nguyện, thỉnh ông Địa và ông Thần Tài về thờ trong nhà.
http://kienthuc.net.vn/dataimages/201210/original/images1022108_Khong_nen_181020121.jpg
Khi quy y làm đệ tử nhà Phật, người Phật tử đã phát nguyện chỉ quy y Phật, không quy y Ngoại, đạo, tà, giáo
Hoặc có thể là do vẫn nhớ, nhưng vì không bỏ được cái tập tục thờ cúng các vị Thần nầy. Cũng có người vì muốn thờ các vị Thần nầy phụ lực thêm với sự phò hộ của chư Phật để giúp cho bản thân và gia đình luôn được bình an, mua may bán đắt, tiền vô như nước.
Nếu quả thật thờ Thần Tài mà ổng hộ độ cho mình được giàu có, tiền vô trong túi ào ào, thì mấy nhà sản xuất ông Thần Tài chắc là họ phải giàu to cần gì phải khổ cực kiếm tiền mỗi ngày
Nói thế, để Phật tử thấy rằng, tuy những người này đã quy y Tam Bảo, nhưng có thể do họ có lòng tin Tam Bảo và tin nhân quả không được vững chắc. Đây cũng là bệnh chung của đa số Phật tử chúng ta chưa có đủ niềm tin nơi Tam Bảo và lý nhân quả nên mới có tình trạng thờ ông nầy ông kia.
Tuy nói như vậy, nhưng với phật giáo (http://phattuonline.com/) trong một chừng mực nào đó, nếu như sự hiện diện của chư vị ấy trong nhà làm cho ta có cảm giác bình yên, thanh thản thì Phật giáo không cứng nhắc cản ngăn. Vì thế nếu từ trước đến nay, nhà quí vị chưa hề và chưa bao giờ thờ hai vị Thần này - mặc dù quí vị vẫn tin tưởng oai lực của chư vị Thiện thần hộ pháp - thì cũng không nên khiên cưỡng thờ tự.
(Bài viết sử dụng một số thông tin của các trang tin Phật giáo)
Minh Thiện
Nguồn: kienthuc.net.vn
tcknhi
13-11-2012, 07:46 AM
Bạc Liêu: Ngày 11/10, Đoàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ và Tỉnh ủy Bạc Liêu đã đến thăm, chúc mừng, tặng quà Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, các chùa (http://phattuonline.com/) Khmer và các gia đình cán bộ hưu trí tiêu biểu, gia đình chính sách và các hộ nghèo là người dân tộc Khmer nhân lễ Sene Đônta năm 2012 của đồng bào dân tộc Khmer.
Đồng chí Huỳnh Minh Đoàn, Phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ thông báo tóm tắt với các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, các vị sư sãi và bà con phật tử (http://phattuonline.com/) về những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua.
Hòa thượng Lý Sa Muôth, Chủ tịch Hội đoàn sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu đã hứa với lãnh đạo, chính quyền địa phương, lãnh đạo Hội sẽ cùng các vị hòa thượng, thượng tọa và các vị sư sãi cùng nhau phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt nhất môn qui phật pháp; dìu dắt đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh chấp hành, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Sóc Trăng: Cùng ngày, đoàn công tác của BCĐ Tây Nam bộ do ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà sư sãi, đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng. Đoàn đã đến thăm, tặng quà Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trường bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam bộ, chùa Khleang (phường 6, thành phố Sóc Trăng), thăm hỏi các gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, tặng quà sư sãi chùa Prek On Đơk (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên)…
An Giang: Những ngày này, lãnh đạo tỉnh An Giang và các địa phương đã đến thăm, tặng quà mừng lễ Sene Đônta của đồng bào dân tộc Khmer tại 65 chùa trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh biểu dương nỗ lực vươn lên của các nhà sư và bà con Khmer đã đoàn kết, chung sức cùng chính quyền, nhân dân địa phương phát triển sản xuất, xây dựng quê hương; mong muốn các vị chức sắc, chư tăng, phật tử và đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, góp phần xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đại diện các chùa đã cảm ơn sự quan tâm chăm lo cả về vật chất và tinh thần của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Khmer trong tỉnh, như hỗ trợ về nhà ở, đất ở, vốn, điều kiện kinh doanh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào, xây dựng phum sóc ấm no hạnh phúc.
TTN
Nguồn: baotintuc.vn
tcknhi
13-11-2012, 07:50 AM
Hàng năm, cứ đến ngày 15-6 âm lịch (tháng Asat của đồng bào Khmer) là đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng tổ chức lễ Nhập hạ nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc.
Trong lễ Nhập hạ năm nay, trung bình mỗi chùa (http://phattuonline.com/) tiếp nhận từ 20-80 cây nến Vô Sa, mỗi cây có trọng lượng từ 10-25kg. Khi dâng lên chùa xong, người nào cũng muốn cây nến của gia đình mình sẽ được thắp trong 3 tháng Nhập hạ. Nhưng chưa đầy 2 tháng bắt đầu từ ngày Nhập hạ (đồng bào Khmer gọi là Bun Chôl Vô Sa ), trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xảy ra đến 3 vụ cháy tại 3 chùa. Việc duy trì phong tục là việc làm rất đáng trân trọng ở các chùa Khmer, nhưng đôi lúc cũng cần có sự linh hoạt và thay đổi theo thời gian. Chùa Pô thi Satharam (phường 7, TP. Sóc Trăng) được xem là những bổn tự tiên phong cho phong trào vận động phật tử (http://phattuonline.com/) quyên tặng bóng đèn, dây điện… thay vì đèn cầy trong mùa Nhập hạ. Mỗi năm, nhà chùa chỉ nhận vài cây đèn để thắp trong chánh điện, vừa giảm nguy cơ hỏa hoạn, vừa giúp phật tử tiết kiệm. Còn tại chùa Sà Lôn (chùa chén kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, phật tử đã nhiệt tình ủng hộ đề xướng của vị trụ trì về việc thay đổi cúng dường bóng đèn và dây điện thay cho nến Vô Sa. Với sự tiên phong của 2 chùa Sà Lôn và Pô thi Satharam, việc nhân rộng mô hình quyên góp bóng đèn điện thay nến Vô Sa ở nhiều địa phương khác sẽ giảm rất lớn nguy cơ hỏa hoạn trong những tháng Nhập hạ.
Lê Na
Nguồn: daidoanket.vn
tcknhi
13-11-2012, 07:57 AM
Sáng 30/8 (ngày 14/7 âm lịch), tại tổ đình Từ Đàm, Giáo hội phật giáo (http://phattuonline.com/) Việt Nam tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức lễ Chư tăng tự tứ với sự tham gia của 850 tăng, ni trên địa bàn.
Sáng 30/8 (ngày 14/7 âm lịch), tại tổ đình Từ Đàm, Giáo hội phật giáo việt nam (http://phattuonline.com) tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức lễ Chư tăng tự tứ với sự tham gia của 850 tăng, ni trên địa bàn.
Tại tổ đình này cũng diễn ra lễ chính Vu Lan và lễ Trai tăng cúng rường với sự tham dự của đông đảo chư tôn giảo phẩm, chư hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư cùng hàng nghìn tăng ni phật tử (http://phattuonline.com/) .
Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cho biết, Vu Lan là dịp để phật tử noi theo Đại Hiếu của Đức Phật tưởng nhớ đấng sinh thành dưỡng dục; nhớ đến những người đã quá vãng, không nơi nương tựa. Đây cũng là dịp để cầu nguyện nhằm hướng mọi người đến công ơn của tổ tông, của những người đã hi sinh vì đại nghĩa, vì sự sống còn của dân tộc.
Cùng ngày, Giáo hội tổ chức tặng quà và 10 tấn gạo cho những hộ nghèo trên địa bàn tỉnhhttp://cand.com.vn/Images/reddot.gif
Nguồn: cand.com.vn
tcknhi
13-11-2012, 08:03 AM
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban từ thiện (http://phattuonline.com/) Trung ương giáo hội Việt Nam luôn tâm niệm, sự mất mát của các gia đình liệt sỹ không có gì báo đáp được, dù có đúc tượng vàng cũng không thể đền đáp. Giáo lý nhà Phật luôn đề cao tứ trọng ân. Trong đó, ân quốc gia chính là ân với những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Với tâm niệm đó, 10 năm nay hòa thượng đã miệt mài khởi tạo và hành trì công tác tri ân, báo ân các anh hùng liệt sỹ.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao tuan/_2012/210/2012_210_T07_anh2.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Tùng tặng quà cho các gia đình
chính sách nhân dịp 27-7, ở Hải Phòng
Kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh - Liệt sỹ năm nay, chính quyền TP. Hải Phòng đã phối hợp với Thành hội phật giáo (http://phattuonline.com/) Hải Phòng tổ chức lễ tưởng niệm và đại lễ cầu siêu chân linh các anh hùng liệt sỹ cùng một thời gian, địa điểm trang trọng nhất tại tất cả các quận, huyện, xã, phường. Riêng đại lễ cầu siêu cấp thành phố được tổ chức trang trọng tại huyện đảo Cát Hải với chủ đề tri ân những người con đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo biên giới. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cùng các lãnh đạo thành phố và hàng trăm tăng ni, hàng vạn phật tử (http://phattuonline.com/) đã tới đảo Cát Bà tham gia đàn lễ cầu siêu.
Bà Nguyễn Thị Lan, vợ liệt sỹ ở Hải Phòng xúc động nói: "Vô cùng biết ơn Đảng, nhà nước và giáo hội đã chăm lo thêm cả phần tinh thần cho các gia đình liệt sỹ. Người thân đã mất vì Tổ quốc, giờ chúng tôi chỉ mong sao chân linh của chồng, con mình được siêu thoát”.
Ông Đỗ Xuân Trịnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) cho biết, đây là năm đầu tiên đàn lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ được tập trung đông đủ tại trung tâm các huyện với sự phối hợp của chính quyền và giáo hội. Ngoài việc chăm lo tâm linh cho các anh hùng liệt sỹ, đây còn là nguồn động viên tinh thần cho thân nhân gia đình liệt sỹ. Giáo hội đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động này hàng năm. Giữ vai trò chủ các đàn lễ cầu siêu là Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban từ thiện xã hội TƯ giáo hội phật giáo việt nam (http://phattuonline.com) . Từ năm 2002, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã chủ động vận động chính quyền địa phương cho tổ chức đàn lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ yên nghỉ ở nghĩa trang Trường Sơn. Các năm tiếp theo, thầy và hàng nghìn Phật tử đều gieo duyên tổ chức các đại lễ cầu siêu tại nghĩa trang đường 9, nghĩa trang Điện Biên, sông Bạch Đằng và nhiều nghĩa trang liệt sỹ ở Hải Phòng và cả nước.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng luôn tâm niệm, sự mất mát của các gia đình liệt sỹ không có gì báo đáp được, dù có đúc tượng vàng cũng không thể đền đáp hết được. Giáo lý nhà Phật luôn đề cao tứ trọng ân. Trong đó ân quốc gia chính là ân với những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Dùng phật lực cầu nguyện cho các vong linh liệt sỹ được siêu sinh tịnh độ, là việc làm thiết thực cho cả người còn sống lẫn người đã hy sinh.
Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ không chỉ là việc đền ơn, báo ơn quốc gia, ơn các anh hùng liệt sỹ mà còn là dịp để thầy hướng dẫn các tăng ni, phật tử làm tốt hơn công tác đền ơn đáp nghĩa. Noi theo hạnh nguyện của thầy, các phật tử đã làm nhiều nghĩa cử cao đẹp để tri ân thân nhân của những anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hàng tỷ đồng xây dựng nhà tĩnh nghĩa, tặng Mẹ VNAH, chăm lo học hành cho con em các gia đình liệt sỹ đã được các phật tử của thầy đóng góp.
Sư cô Thích Diệu Thức, trụ trì chùa (http://phattuonline.com/) Liên Hoa, (TP. Hải Phòng) cho biết, từ khi về trụ trì chùa ở Hải Phòng, năm nào nhà chùa cũng noi theo hạnh của thầy, tổ chức đàn cầu siêu cho anh hùng liệt sỹ, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng vào dịp 27-7. "Tôi vô cùng nhớ câu thầy Quảng Tùng dạy, không có các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì độc lập nước nhà thì chúng ta làm sao được tu tập, học hành tinh tấn như ngày nay. Công đức của thầy là tấm gương sáng cho hậu thế chúng tôi noi theo.”
Những căn nhà tình nghĩa như những cây cầu tâm linh rước đón anh hùng liệt sỹ về dự lễ tưởng niệm và những đêm hoa đăng cầu nguyện cho linh hồn các anh được siêu sinh Tịnh độ đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong thời bình. Hòa thượng Thích Quảng Tùng cùng các Phật tử chính là những người miệt mài đưa đạo Phật nhập thế tích cực hơn vào cuộc sống hiện đại đúng với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.